Cuộc sống càng hiện đại, người phụ nữ càng phải đối mặt với nhiều yếu tố như áp lực từ công việc, xã hội, gia đình, và môi trường bên ngoài (khói bụi, hóa chất, ô nhiễm)… gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.
Tuy nhiên, bình thường cơ thể vẫn duy trì được hoạt động ổn định nhằm mang lại sức khỏe tốt nhất cho toàn cơ thể, đó chính là nhờ sự điều hòa hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
Hệ thần kinh, đặc biệt là não bộ, là trung tâm điều khiển, bộ máy chỉ huy tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Hệ nội tiết với các sản phẩm là các hormone, được tiết vào máu từ các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận …, lưu hành theo hệ thống tuần hoàn đi đến các cơ quan đích để phát huy tác dụng. Trong một cơ thể thống nhất, hai hệ thống điều hòa này hoạt động phối hợp nhau một cách nhịp nhàng, đặc biệt ở phụ nữ là hệ trục Não bộ - Tuyến yên – Buồng trứng.
I. Hoạt động hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng:
1. Não bộ:
Não bộ là cơ quan có cấu tạo tiến hóa cao, đảm bảo những họat động tinh tế nhất, đáp ứng thích hợp với những kích thích từ bên ngoài cũng như bên trong cơ thể. Đặc biệt, vùng dưới đồi là một vùng rất nhỏ thuộc não, đóng vai trò như một cầu nối trung gian giữa 2 hệ thống thần kinh và nội tiết, do có mối liên hệ mật thiết với tuyến yên tạo nên một đơn vị chức năng vùng dưới đồi – tuyến yên, giữ vai trò trung tâm, có tác dụng điều hòa hoạt động các tuyến nội tiết như tuyến giáp, tuyến thượng thận, các tuyến sinh dục.
2. Tuyến yên:
Tuyến yên liên hệ với vùng dưới đồi bởi cuống tuyến yên. Đây là một tuyến nhỏ, có đường kính l cm và trọng lượng từ 0,5 đến 1g, nhưng lại đóng vai trò chính trong sự kiểm soát chức năng chuyển hóa của toàn cơ thể.
3. Buồng trứng:
Từ lúc mới sinh ra, buồng trứng đã có nhiều nang trứng, mỗi nang trứng có một trứng chưa trưởng thành. Lúc sinh ra có khoảng 1 triệu trứng ở cả hai buồng trứng, sau đó bị thoái hóa dần, để đến tuổi dậy thì còn khoảng 300.000 trứng. Trong suốt thời kỳ sinh sản, có khoảng 400 nang trứng phát triển, nhưng mỗi tháng thường chỉ có một trứng rụng tạo nên chu kỳ kinh nguyệt hoặc chuẩn bị cho quá trình thụ thai. Đến tuổi mãn kinh chỉ còn một số nang trứng nguyên thủy ở mỗi buồng trứng.
4. Hoạt động hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng:
Não bộ (vùng dưới đồi): bài tiết hormon hướng sinh dục GnRH (Gonadotropin Releasing Hormon) theo nhịp, cứ 1-2 giờ GnRH được bài tiết một lần, mỗi lần thời gian bài tiết kéo dài từ 5-25 phút.
Tuyến yên: Hormon GnRH kích thích tế bào tuyến yên bài tiết ra nhiều hormone quan trọng tác động lên nhiều cơ quan, bộ phận của cơ thể như tuyến giáp, vỏ thượng thận, tuyến vú, tử cung, buồng trứng, hệ cơ xương … Trong đó, hai hormone quan trọng là FSH và LH có tác dụng trên hoạt động chức năng của buồng trứng.
Trên tuyến sinh dục nữ (buồng trứng):
• FSH: kích thích một số nang trứng trưởng thành, trở thành nang trứng chín, và sẽ phóng trứng.
• LH:
+ Phối hợp với FSH làm phát triển nang trứng chín, gây phóng trứng.
+ Kích thích những tế bào hạt và lớp vỏ còn lại phát triển thành hoàng thể
+ Kích thích các tế bào hạt của nang trứng và hoàng thể bài tiết estrogen và progesteron.
Sự hoạt động tốt của hệ trục não bộ-tuyến yên-buồng trứng sẽ giúp duy trì sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ.
Hình: Hoạt động hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng
II. Sự suy giảm hoạt động hệ trục và hậu quả:
Theo diễn biến tự nhiên, các phủ tạng dần bị suy thoái, đặc biệt là não bộ-tuyến yên- buồng trứng dẫn đến những rối loạn về nội tiết, khiến phụ nữ sau tuổi 40 gặp nhiều vấn đề về: Sức khỏe, Sắc đẹp & Sinh lý.
A. Sức khỏe:
1. Rối loạn kinh nguyệt:
Kinh đến sớm muộn thất thường, lượng ít, hoặc nhiều có khi rất nhiều hoặc ngưng đột ngột.
2. Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm:
o Bốc hỏa là cảm giác nóng “bừng” ở những vùng khác nhau trên cơ thể, thường đi kèm nhịp tim nhanh, da đỏ và toát mồ hôi.
o Đổ mồ hôi đêm : rất thường kèm theo bốc hỏa, người phụ nữ có thể bị đánh thức do đổ mồ hôi nhiều hoặc do nóng không kiểm soát nổi.
3. Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, khó tập trung:
o Người bệnh thường khó đi vào giấc ngủ hoặc dễ tỉnh giấc trong đêm.
o Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đôi khi đến mức rất nặng nề, nhưng lại không cải thiện khi nằm nghỉ.
o Trí nhớ tạm thời thường bị ảnh hưởng, người bệnh có thể nhớ những chuyện cũ, nhưng lại không thể nhớ những chuyện hay thông tin vừa mới xảy ra.
4. Lo âu, trầm cảm, thay đổi tính tình:
o Bao gồm những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng thần kinh, lo lắng, sợ hãi và thường kèm theo hồi hộp, đau ngực, khó thở.
Mất cân bằng nội tiết chính là nguyên nhân của tình trạng này.
o Người bệnh dễ bị trầm cảm, thường không quan tâm đến những hoạt động thường ngày, rối loạn về giấc ngủ và ăn uống, thích sống cô lập.
o Có những thay đổi tính cách khó hiểu, thường xảy ra một cách đột ngột,
Bình thường vốn rất hòa nhã, khoan dung, đại lượng. Bỗng trở nên nóng tính, nổi cáu bất thường; hoặc suy nghĩ hẹp hòi, hay đa nghi, đố kỵ, lãnh cảm.
5. Giảm trí nhớ:
o Hay quên tên người bạn mới quen, quên nơi để chìa khóa xe,... Đây thật sự không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng chứng tỏ lượng nội tiết trong cơ thể giảm sút và những căng thẳng thần kinh (stress) do tuổi cao.
6. Đau nhức xương, loãng xương:
Đây là triệu chứng khá phổ biến do sự sụt giảm nồng độ estrogen.
7. Đau đầu, căng ngực:
o Đau đầu có khi xảy ra rất dữ dội, cơn đau kéo dài 4 – 72 giờ. Thỉnh thoảng đi kèm buồn nôn, chóng mặt, nhìn mờ.
o Căng ngực là triệu chứng khá thường gặp.
8. Rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch:
o Dễ bị rối loạn lipid máu dẫn đến việc hình thành các mãng xơ vữa – là nguồn gốc của nhiều bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não,...
B. Sắc đẹp:
1. Da khô, nhăn:
o Da khô, nhăn nheo, sạm, giảm độ sáng, mất độ mịn màng
2. Tóc mỏng, rụng:
o Độ dày của tóc trở nên giảm, tóc dễ rụng.
3. Tăng cân, béo phì:
o Thường gặp tăng mỡ vùng bụng, do sự sụt giảm nội tiết tố và giảm chuyển hóa khi lớn tuổi.
C. Sinh lý nữ:
1. Khô âm đạo:
o Niêm mạc âm đạo kém mềm mại, giảm tiết dịch, thỉnh thoảng có cảm giác ngứa, rát.
2. Giảm ham muốn, khó đạt khoái cảm:
o Ít hoặc không nghĩ đến sex, thậm chí có cảm giác sợ quan hệ vợ chồng.
Cảm giác cực khoái thường xuyên chậm diễn ra hay không có.
3. Giảm hay mất khả năng có con:
o Khi suy giảm hoạt động, các tín hiệu truyền từ não bộ đến tuyến yên & buồng trứng giảm hiệu quả. Hơn nữa, buồng trứng cũng đáp ứng kém với các kích thích dẫn đến rối loạn rụng trứng.
IV. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:
1. Phương pháp nội tiết tố (hormon) thay thế:
Sử dụng trực tiếp hóa chất tổng hợp estrogen (có thể kèm progesterone) dưới dạng viên uống, viên đặt âm đạo hay miếng dán để bồi phụ sự thiếu hụt nội tiết.
Phương pháp này có thể giúp cải thiện một số triệu chứng, tuy nhiên cần sử dụng rất thận trọng, và hiện ít được dùng do ghi nhận nhiều tác dụng phụ như tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, bệnh tim mạch,…
2. Dùng thảo dược:
Đây là phương pháp ngày càng được thế giới ưa chuộng, ngay cả những quốc gia có nền y học tiên tiến vì tính hiệu quả và an toàn.
Các thảo dược giúp hỗ trợ điều trị được chia làm 2 nhóm:
o Nhóm Phytoestrogenic: có tác dụng nhờ trong thành phần có chứa phytoestrogen – một chất có công thức hóa học tương tự estrogen.
o Nhóm Non-estrogenic (Lepidium meyenii) : cung cấp dưỡng chất, duy trì hoạt động của hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng giúp tăng cường sức khỏe, gìn giữ sắc đẹp và cải thiện chức năng sinh lý.